HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI

Đăng bởi: admin, ngày 26/03/2024

Hướng dẫn đóng gói hàng hóa đạt tiêu chuẩn gửi hàng của các Hãng Vận Chuyển và quy định hàng không Quốc Tế. Tất cả các loại mặt hàng đóng gói cẩn thận, tránh làm hư hỏng trong quá trình vận chuyển. TIMES SPEED luôn làm hết sức mình đảm bảo hàng hóa của quý khách an toàn nhất.

Đóng gói hàng hóa (Packaging) trước khi giao cho hãng vận chuyển có vai trò quyết định cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và trên cơ sở kinh nghiệm của mình, TIMES SPEED xin đưa ra một số tư vấn và hướng dẫn về việc đóng gói hàng hóa để hạn chế tối đa những rủi ro không mong đợi trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.

MR PICKUP

Hướng dẫn đóng gói

I. Hướng dẫn chung

  1. Sử dụng vật liệu độn và nhồi

Nên đặt một lớp vật liệu đệm sâu ít nhất 5cm dưới đáy hộp. Hàng nhạy cảm và hàng nặng hơn thì nên đệm nhiều lớp đệm dưới đáy, thành bên và trên nóc hộp.

  1. Gói từng vật đơn lẻ

Với vật liệu đệm và đặt vào giữa hộp. Đảm bảo rằng mỗi vật phải cách rời lẫn nhau trong hộp và phải đệm ở thành bên, góc, nóc và đáy hộp. Cố gắng lấp thật đầy các khoảng trống bằng vật độn thêm và bổ dung một lớp đệm khác trên nóc hộp.

Vật liệu độn cung cấp sự bảo vệ có hạn chế cho các vật kim loại nặng, như các thành phần kim loại tự động. Hàng dạng này nên được vận chuyển trong hộp gia cố nặng. Các thành phần nhỏ, lỏng lẻo phải được đặt trong túi nhựa hạng nặng được dán nhãn trước khi được đặt vào hộp ngoài.

  1. Nguyên tắc đóng gói
  • Kiện hàng phải có ít nhất một bề mặt nhẵn, phẳng để đảm báo dán được địa chỉ người nhận lên trên. Nếu kiện hàng được đóng bằng bao dứa, hãy đảm bảo chúng được đóng gói thêm 1 lớp thùng carton bên ngoài.
  • Đảm bảo không có mũi nhọn hay cạnh nhô ra. Bịt những bề mặt như vậy bằng những panel gấp hay miếng lót buộc chặt làm cùn chúng. Sau đó bịt chặt gói hàng bằng cách dùng ba dải băng nhựa nhạy áp lực rộng 5cm trên nóc và dưới đáy gói…
  • Không nên sử dụng giấy, vải để gói, dây thừng để buộc hàng (nên sử dụng băng keo dán, dây đai nhựa) vì những hình thức bao gói này rất dễ bị ướt, rách, bục trong quá trình vận chuyển.
  • Khi hộp bọc đóng lại, đặt một dải băng trên khe nối và hai dải băng khác dọc cạnh hộp để hỗ trợ. Gói, đặc biệt là ấn phẩm càng nặng thì càng cần nhiều băng. Tốt hơn nếu buộc dây nhựa chịu lực nặng ở ít nhất hai hướng.
  • Hóa đơn gửi hàng nên được bỏ vào bên trong thùng hàng. Đồng thời có một bản copy hóa đơn này để cung cấp cho TIMES SPEED gửi kèm với hàng hóa.

II. Phân loại

  • Theo công dụng của bao bì: Tùy vào công dụng bao bì mà được hiểu các loại: bao bì trong (gồm bao bì kiểu treo, bao bì kiểu mang xách, bao bì dễ mở, bao bì phun , bao bì đồng bộ, bao bì tặng phẩm) và bao bì ngoài.
  • Theo đặc tính chịu nén của bao bì: hay còn hiểu là tính chịu lực gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
  • Theo vật liệu chế tạo: Được chính khách hàng hay một đơn vị nào đó chế tạo như: bao bì gỗ, bao bì kim loại, bao bì hàng dệt, bao bì giấy, carton, bap bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp, bao bì thủy tinh, bao bì bằng tre nứa… Các loại bao bì chế tạo phải đảm bảo tiêu chuẩn hàng không.

Xốp và Túi Khí đóng gói

III. Đóng gói hàng hóa (Packaging)

  1. Đóng gói đơn vị: cách đóng gói này tương ứng với các đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao bì đóng gói phải phù hợp với hàng hóa, được sử dụng trong 1 thời gian dài và có mã vạch đi kèm phục vụ cho việc thanh toán.
  2. Đóng gói theo nhóm (bulking packaging): tương ứng với đơn vị mua bởi 1 nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Hàng hóa thường được đóng gói vào thùng giấy, carton rồi tập hợp trên pallet.
  3. Đóng gói theo nhóm (group packaging): toàn bộ kiện hàng trên pallet sẽ được gắn thẻ SSCC (Serial Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.
  4. Đóng gói hàng trong kho (Warehouse packaging): Các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống kệ/giá đỡ. Kích thước bao bì phải phù hợp với kích thước của từng vị trí. Bao bì sản phẩm quá khổ sẽ được đặt ở dưới cùng hoặc trên cùng của giá đỡ. Kho đóng gói phải được mở hoặc đóng cửa thường xuyên; tránh độ ẩm mốc, côn trùng và các yếu tố ô nhiễm từ bên ngoài.
  5. Đóng gói bao bì vận chuyển: được xác định dựa trên tuyến đường vận chuyển, thời gian vận tải, các phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa, khí hậu và môi trường của khu vực có liên quan. Việc đóng gói bao bì vận chuyển tuân theo các chỉ tiêu bao bì quốc tế – đặc biệt là ISO, Uỷ ban kĩ thuật 122 và WPO (World Packaging Organization – Tổ chức bao bì thế giới).

IV. Đóng gói một số mặt hàng khó (Đặc Biệt)

Cách đóng gói mặt hàng Điện Tử

Các mặt hàng điện tử như máy tính xách tay, máy in, điện thoại, màn hình … sử dụng chất liệu đệm là mút, xốp, bọt mềm. Đó là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU), và polypropylen (PP). Những miếng bọt này bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va chạm và ảnh hưởng trong các điều kiện xử lý gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối. Những bọt này được thiết kế đặc biệt và được sản xuất trước phù hợp với các kích thước và trọng lượng của sản phẩm.

Đóng gói hàng điện tử – @internet

2. Cách đóng gói hàng Dễ Vỡ

Các loại hàng hóa dễ vỡ như đồ gốm, đồ sành sứ, thủy tinh,… thì dùng giấy bọt khí và sử dụng hộp đóng gói kép để đóng gói.

  • Giấy bọt khí có khả năng chống sốc tốt cho hàng hóa và có thể gói được hầu hết các loại sản phẩm với bất kì kích thước, hình dạng khác nhau. Những giấy có ô lớn thì khả năng đệm tốt hơn.
  • Dùng giấy bọt khí gói kín sản phẩm, kể cả các đầu nhô ra, góc cạnh cũng phải bọc kín và có thể dùng nhiều lớp để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
  • Gói riêng từng sản phẩm sau đó đặt vào thùng, hộp và các đầu, góc nhọn phải đặt hướng lên trên. Bên trong thùng, hộp cũng phải lót đệm ở đáy và thành hộp, độn hết những khoảng trống trong hộp.

Đóng gói hàng dễ vỡ

Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là hai inch (5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm) giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng trong khi vận chuyển, đặc biệt là chuyển phát nhanh quốc tế đường dài.

3. Cách đóng gói hàng Chất Lỏng

  • Trước khi đóng gói hàng chưa chất lỏng thì các chai lọ, bình đựng chất lỏng phải đảm bảo được bịt kín để chất lỏng không thể chảy ngược được ra ngoài.
  • Sau đó Dùng thùng gỗ để bảo quản và đựng các chai lọ, bình chất lỏng. Cần có khoảng trống ở giữa các chai lọ để chèn các vật liệu hút chất lỏng đề phòng những sự cố không may khi chai lọ bị vỡ.
  • Đặc biệt nếu trong một thùng có nhiều chai lọ, chúng sẽ phải ngăn cách bởi các vật liệu có độ đàn hồi như mút, xốp, tấm bọt khí, … hoặc các vách ngăn.

4. Cách đóng gói hàng Cuộn Tròn

Loại hàng hóa cuộn tròn thường là các loại hàng hóa như báo chí, bản đồ, tranh ảnh, … Những mặt hàng này tuy có khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển nhưng lại có khả năng thấm nước.
Để vận chuyển thì quý khách cần cuộn tròn chúng và cho vào các ống nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ dai rồi cho vào hộp giấy, cố định 2 đầu và bịt kín bằng băng dính.

5. Đóng gói hàng Thực Phẩm

Bao bì là vật bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ nhỏ. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. Khi sử dụng máy đóng gói chất lượng, bao bì được đóng gói ở hai dạng:

  • Bao bì kín: chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách môi trường bên ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trong chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốt thời hạn bảo quản.
  • Bao bì hở: bao gói trực tiếp các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu, chế biến ăn ngay.
  • Bao bì bọc bên ngoài: lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm, tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận chuyển hoặc lưu kho.

Hỗ trợ trực tiếp

Liên lạc với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất

0879.087799

Email: cskh.tsts@gmail.com

TIMES SPEED TRANSPORT - Trụ sở chính

Chi Nhánh Đà Nẵng

Chi Nhánh Hà Nội

Đối Tác Khách Hàng